Rượu vang - Khái niệm, nguồn gốc, xuất xứ - P2 (phần cuối)

Đặc điểm: Khi nói tới Rượu Vang, hẳn hầu hết mọi người sẽ liên tưởng tới một chai rượu có màu nho, với vị ngọt, dễ uống…Nhưng nhắc tới Rượu Vang, thì phải nhớ tới cả bề dày lịch sử của nó. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu tới mọi người nguồn gốc, xuất xứ, cách phân loại rượu vang….
II-8 Phát triển ở Châu Âu
Cuối thế kỷ 19, rệp Phylloxera đã tàn phá các vườn nho và ngành sản xuất rượu vang ở Châu Âu. Loài rệp này mang lại thảm họa cho những người sống dựa vào rượu vang. Các hậu quả do đợt dịch bệnh này rất nặng nề, rất nhiều giống nho bản địa ở Châu Âu đã bị mất. Về mặt tích cực, nó đã dẫn đến việc chuyển đổi các vườn nho của Châu Âu. Chỉ có các vườn nho khỏe mạnh vượt qua được đợt dịch bệnh và được giữ lại, các vườn nho xấu đã bị nhỏ bỏ và các giống khác tốt hơn được trồng thay thế. Một số loại bơ và pho mát tốt nhất của Pháp hiện nay, được làm từ sữa của những đàn bò được nuôi trên những vùng đất trước đây trồng nho. "Cuvées" cũng được tiêu chuẩn hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các loại rượu vang đã biết ngày nay—Champagne và Bordeaux ngày nay cũng được tạo nên từ các loại nho khác nhau. Ở Balkans, nơi không bị bệnh phylloxera, các loại nho địa phương vẫn được bảo tồn, nhưng cùng với sự chiếm đóng của đế chế Ottoman, việc chuyển đổi của các vườn nho diễn ra rất chậm. Các loại nho địa phương ở vùng Balkans hiện nay làm nên loại rượu vang như Retsina
II-9 Châu Mỹ
Nho và lúa mì lần đầu tiên được đưa đến vùng đất ngày nay là Mỹ Latin bởi những conquistador người Tây Ban Nha, họ mang nho và lúa mì đến vùng đất mới nhằm cung cấp các nhu cầu cần thiết cho Tiệc Thánh công giáo. Được trồng tại các hội truyền giáo Tây Ban Nha, một giống nho đã được biết đến với tên gọi nho hội truyền giáo, và vẫn được trồng với số lượng nhỏ cho đến ngày nay. Làn sóng người nhập cư từ Pháp, Italia và Đức cũng mang theo các loại nho mới đến vùng đất mới, mặc dù các loại nho bản địa Châu Mỹ cũng làm được rượu vang (dù vậy mùi vị có thể rất khác nhau).
Trong đợt dịch bệnh phylloxera vào cuối thế kỷ 19, người ta phát hiện các giống nho Châu Mỹ có thể miễn dịch với loại bệnh này. Nho lai Pháp-Châu Mỹ được nhân giống và trồng ở một vài nơi tại Châu Âu. Quan trong hơn là việc ghép gốc nho Châu Mỹ với cành nho Châu Âu để tạo ra giống nho mới có thể kháng được bệnh và côn trùng gây hại. Việc chiết ghép này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay ở bất cứ nơi nào có bệnh phylloxera.
Rượu vang ở Châu Mỹ thường gắn liền với Argentina, California và Chile. Ở đây họ thường sản xuất nhiều loại rượu vang từ loại vang rẻ tiền tới loại vang chất lượng cao và nhãn hiệu vang pha trộn độc quyền. Hầu hết ngành sản xuất rượu vang ở Châu Mỹ dựa trên các giống nho ở Cực Thế giới, các vùng rượu vang phát triển của Châu Mỹ thường "thông qua" các giống nho có nguồn gốc đặc biệt gần với vùng, như Zinfandel của California (từ Croatia và miền nam Italy), Malbec của Argentina và Carmenère của Chile (cả hai đều bắt nguồn từ Pháp).
Cho đến nửa cuối của thế kỷ 20, rượu vang Châu Mỹ nói chung thường bị xem là thua kém các sản phẩm của Châu Âu, cho đến khi người Mỹ làm kinh ngạc cả thế giới tại cuộc thi nếm thử rượu vang Paris năm 1976, từ đó rượu vang Tân Thế giới bắt đầu được tôn trọng tại các quốc gia có truyền thống rượu vang lâu đời
II-10 Australia, Newzeland và Nam Phi
Với giới rượu vang, các quốc gia như Australia, New Zealand, Nam Phi và các quốc gia hác không có truyền thống rượu vang lâu đời cũng được xem là thuộc Tân Thế giới. Ngành sản xuất rượu vang bắt đầu tại tỉnh Cape thuộc miền nam Châu Phi vào thập niên 1680. First Fleet của Australia (1788) đã mang những nhánh nho từ Nam Phi đến Australia, mặc dù diện tích trồng ban đầu không thành công và những vườn nho đầu tiên được thành lập vào đầu thế kỷ 19. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, các sản phẩm của các quốc gia này vẫn không được biết đến ngoài thị trường xuất khẩu nhỏ của họ (rượu vang Australia xuất khẩu chủ yếu tới Anh, rượu vang New Zealand hầu hết tiêu thụ trong nước, rượu vang Nam Phi bị từ chối bởi quốc gia này phân biệt chủng tộc). Tuy nhiên, với sự gia tăng cơ giới hóa và áp dụng khoa học vào sản xuất rượu vang, các quốc gia này trở nên nổi tiếng với rượu vang chất lượng cao. Một điều đáng chú ý là thực tế vào thế kỷ 18, nơi xuất khẩu rượu vang lớn nhất vào Châu Âu là Tỉnh Cape mà ngày nay là Nam Phi.
 
III. Phân Loại rượu vang
Rượu vang thường được sản xuất từ một hay nhiều giống của loài Vitis vinifera xuất xứ từ châu Âu, ví dụ như Cabernet Sagvinon, Pinot Noir, Merlot (vang đỏ); Chardonnay, Riesling (vang trắng)
Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên men chỉ từ nước nho.
Nước từ các hoa quả khác có thể được lên men tạo thành rượu, nhưng theo luật nhiều nước, từ "rượu vang" (ở ngôn ngữ tương ứng) cho mục đích thương mại chỉ được sử dụng cho rượu lên men từ nho
Rượu vang châu Âu thường được phân loại theo xuất xứ (ví dụ như Bordeaux, Chianti). Rượu vang từ nơi khác thì thường được phân loại theo giống nho (ví dụ như Pinot Noir, Merlot).
Một đặc điểm của rượu vang là lên men không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ.
Rượu vang đông lạnh (hay còn gọi là icewine) được chế biến từ các loại nho trồng thu họach lúc thời tiết phải dưới 8 độ âm C và độ đường phải có ít nhất là 39 Brix theo trọng lượng người trồng nho dùng [số càng cao, độ ngọt càng nhiều]. Nho khi bị đông lạnh thì chất nước trong nho được kết tinh và nâng cao độ ngọt, cũng như hương thơm của loại nho làm rượu icewine.
III-1 Phân loại rượu vang Pháp
Nước Pháp sử dụng hệ thống appellation để chỉ định nơi xuất xứ, phân ra bốn cấp độ chất lượng như sau:
·         Vin de Table (rượu vang thông thường): không chỉ định xuất xứ.
·         Vin de Pays (rượu vang địa phương): được phép chỉ định xuất xứ.
·         Vin Délimité de Qualité Superieure (rượu vang được xác định chất lượng cao), thường viết tắt là VDQS.
·         Appellation d’Origine Contrôlée (nhãn hiệu xuất xứ được kiểm soát), thường viết tắt là AOC: rượu vang được sản xuất và kiểm định theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất
III-2 Hệ thống phân loại rượu vang Bordeaux 1855
Hệ thống phân loại rượu vang Bordeaux 1855 (tiếng Pháp: Classification officielle des vins de Bordeaux de 1855) là hệ thống phân loại chất lượng và giá thành rượu vang của các nhà sản xuất vùng Bordeaux được thành lập theo lệnh của hoàng đế Napoléon III nhằm chuẩn bị cho Hội chợ Thế giới 1855 tổ chức ở Paris. Cho đến ngày nay, đây vẫn là hệ thống phân loại có giá trị tham khảo quan trọng nhất đối với rượu vang Bordeaux.
Các nhà sản xuất rượu vang ở Bordeaux được gọi là các château. Các château ở Médoc chuyên sản xuất rượu vang đỏ (Château Haut-Brion ở Graves cũng sản xuất vang đỏ.Rượu vang trắng Bordeaux được sản xuất ở vùng Sauternes và Barsac. Tổng cộng hệ thống phân loại có 88 château (61 sản xuất vang đỏ, 27 sản xuất vang trắng). Các châteauđược chia thành 5 hạng (cru). Từ năm 1855 cho tới nay, hệ thống phân loại này chỉ có 2 thay đổi, đó là vào tháng 9 năm 1855 Château Cantemerle được thêm vào hạng 5 (cinquieme cru) và vào năm 1973 Château Mouton-Rothschild được thăng từ hạng 2 lên hạng 1 (premier cru). 5 nhãn hiệu vang đỏ được xếp hạng Premier Cru của Bordeaux làChâteau Lafite-Rothschild, Château Latour, Château Margaux, Château Mouton Rothschild và Château Haut-Brion. Nhãn hiệu vang trắng được xếp hạng cao nhất (Premier Cru Supérieur) là Château d'Yquem.
III-3 Rượu vang đỏ

Premier Cru

Château Lafite-Rothschild, Pauillac
Château Latour, Pauillac
Château Margaux, Margaux
Château Mouton Rothschild, Pauillac (hạng 2 năm 1855, thăng hạng 1 năm 1973)
Château Haut-Brion, Pessac-Léognan, Graves (thuộc Pessac cho đến năm 1986)

Deuxième Cru

Château Rauzan-Gassies, Margaux
Château Rauzan-Ségla, Margaux (tên cũ Château Rausan-Ségla)
Château Léoville Barton, St.-Julien
Château Léoville Las Cases, St.-Julien
Château Léoville Poyferré, St.-Julien
Château Durfort-Vivens, Margaux
Château Gruaud-Larose, St.-Julien
Château Lascombes, Margaux
Château Brane-Cantenac, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château Pichon-Longueville, Pauillac
Château Pichon Longueville Comtesse de Lalande, Pauillac
Château Ducru-Beaucaillou, St.-Julien
Château Cos d'Estournel, St.-Estèphe
Château Montrose, St.-Estèphe

Troisième Cru

Château Kirwan, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château d'Issan, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château Lagrange, St.-Julien
Château Langoa Barton, St.-Julien
Château Giscours, Margaux (Labarde-Margaux)
Château Malescot St. Exupéry, Margaux
Château Boyd-Cantenac, Margaux
Château Cantenac Brown, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château Palmer, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château La Lagune, Haut-Médoc (Ludon)
Château Desmirail, Margaux
Château Calon-Ségur, St.-Estèphe
Château Ferrière, Margaux
Château Marquis d'Alesme Becker, Margaux

Quatrième Cru

Château Saint-Pierre, St.-Julien
Château Talbot, St.-Julien
Château Branaire-Ducru, St.-Julien
Château Duhart-Milon, Pauillac
Château Pouget, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château La Tour Carnet, Haut-Médoc (St.-Laurent)
Château Lafon-Rochet, St.-Estèphe
Château Beychevelle, St.-Julien
Château Prieuré-Lichine, Margaux (Cantenac-Margaux)
Château Marquis de Terme, Margaux

Cinquième Cru

Château Pontet-Canet, Pauillac
Château Batailley, Pauillac
Château Haut-Batailley, Pauillac
Château Grand-Puy-Lacoste, Pauillac
Château Grand-Puy Ducasse, Pauillac
Château Lynch-Bages, Pauillac
Château Lynch-Moussas, Pauillac
Château Dauzac Margaux (Labarde)
Château d'Armailhac, Pauillac (tên cũ Château Mouton-Baronne-Philippe)
Château du Tertre, Margaux (Arsac)
Château Haut-Bages Libéral, Pauillac
Château Pédesclaux, Pauillac
Château Belgrave, Haut-Médoc (St.-Laurent)
Château de Camensac, Haut-Médoc (St.-Laurent) (tên cũ Château Camensac)
Château Cos Labory, St.-Estèphe
Château Clerc-Milon, Pauillac
Château Croizet-Bages, Pauillac
Château Cantemerle, Haut-Médoc (Macau) (được thêm vào hệ thống năm 1856)
III-4 Rượu vang trắng

Premier Cru Supérieur

Château d'Yquem, Sauternes

Premier Cru

château La Tour Blanche, Bommes (Sauternes)
Château Lafaurie-Peyraguey, Bommes (Sauternes)
Château Clos Haut-Peyraguey, Bommes (Sauternes)
Château de Rayne-Vigneau, Bommes (Sauternes)
Château Suduiraut, Preignac (Sauternes)
Château Coutet, Barsac
Château Climens, Barsac
Château Guiraud, Sauternes
Château Rieussec, Fargues (Sauternes)
Château Rabaud-Promis, Bommes (Sauternes)
Château Sigalas-Rabaud, Bommes (Sauternes)

Deuxième Cru

Château Myrat, Barsac
Château Doisy Daëne, Barsac
Château Doisy-Dubroca, Barsac
Château Doisy-Védrines, Barsac
Château d'Arche, Sauternes
Château Filhot, Sauternes
Château Broustet Barsac
Château Nairac, Barsac
Château Caillou, Barsac
Château Suau, Barsac
Château de Malle, Preignac (Sauternes)
Château Romer, Fargues (Sauternes)
Château Romer du Hayot, Fargues (Sauternes)
Château Lamothe, Sauternes
Château Lamothe Guignard, Sauternes