KẾT HỢP RƯỢU VANG VỚI MÓN ĂN

►CAM KẾT 100% HÀNG CHÍNH HÃNG, ĐỔI TRẢ TRONG VÒNG 7 NGÀY
► FREE 100% NẾM THỬ TRƯỚC KHI MUA, TƯ VẤN CHU ĐÁO
►GIAO HÀNG NHANH, THANH TOÁN LINH HOẠT
Nơi xuất xứ: Italia
''XỨNG ĐÔI VỪA LỨA''
Ta có thể thưởng thức rượu vang riêng một mình nó thôi, nhưng uống chung với món
ăn lại càng thú vị hơn nữa.
Uống rượu suông thì ly rượu tự nó đóng vai trò độc diễn, nhưng khi đi kèm với món
ăn, cả 2 thứ sẽ phải cùng nhau đồng diễn cho thật hài hòa, giống như 2 ca sĩ hát hợp ca 2
bè vậy.
ruou vang nen an voi mon gi
 
Làm sao đạt được sự hài hòa là một mục tiêu mà tất cả những người yêu rượu vang,
gồm cả các chuyên gia ẩm thực, các tay đầu bếp giỏi, cũng như các someliers danh tiếng,
đều hướng tới.
Người Mỹ dùng cụm từ “Food and Wine Matching” để mô tả công việc này. Nó
khiến ta liên tưởng tới chữ “Matchmaker” có nghĩa là bà mối, người tìm cách kết hợp hai
bên trai gái sao cho xứng đôi vừa lứa.
Cụm từ ngụ ý rằng việc kết hợp rượu vang với món ăn cũng giống như việc mối lái
cho trai gái kết duyên với nhau. Vợ chồng có hợp tính hợp nết thì cuộc hôn nhân mới hòa
thuận vui vẻ được.
 
Và nếu trong chuyện xe duyên vợ chồng, không có một người con gái nào là lý tưởng
duy nhất cho một người con trai, thì trong lãnh vực rượu vang cũng không có một thứ
rượu nào lại chỉ thích hợp riêng cho một món ăn nào. Trong thực tế, ngoại trừ một vài
trường hợp đặc biệt, còn thì phần lớn các thứ rượu trắng, đỏ cũng như rose đều có thể đi
chung với phần lớn các thứ đồ ăn thuộc đủ loại khác nhau.
 
Có 2 trường hợp phải tranh luận sôi nổi trên báo chí và sách vở về đề tài này.
Trường phái cổ điển cho rằng ta phải tùy theo món ăn như thế nào mà lựa chọn
rượu cho phù hợp. Ăn thịt thì uống rượu đỏ, ăn đồ biển thì uống rượu trắng hoặc rose, và
lựa chọn chia rượu nào còn tùy vào món ăn đó có vị đậm hay nhẹ.
Trường phái mới thì cho là như vậy cầu kỳ và khó quá, vì ngày nay có quá nhiều
thứ rượu vang khác nhau, hơn 150,000 nhãn hiệu, do hàng ngàn nhà sản xuất, ở hàng trăm
quốc gia làm ra. Nhãn hiệu đã rắc rối phức tạp, giá tiền lại cách biệt nhau quá lớn khiến
người tiêu thụ rất hoang mang khi phải kết hợp một thứ rượu nào vào với một thứ đồ ăn
nào.
Vả lại, nếu tôi chỉ thích rượu Carbernet Sauvignon thôi mà bạn bảo uống thứ rượu đó
với món gà hya món tôm là không hợp, bắt tôi phải uống Chardonay hay Pinot Noir thì
còn gì là thú vị nữa? Sở thích là một điều hoàn toàn chủ quan nên không có cái gì đúng,
cái gì sai cả. Bạn ưa màu đỏ, tôi thích màu xanh; bạn khoái thơ mới, tôi thích thơ cổ. Ai có
thể tranh cãi chuyện này được?
 
Sau khi đọc cà thử nghiệm cả 2 lý thuyết, tôi thấy đôi bên đều có lý ở một vào điểm,
nên đã đúc kết lại thành hai nguyên tắc hướng dẫn giản dị dưới đây. Chỉ cần dựa trên
những nguyên tắc này, bạn có thể tha hồ lựa bất cứ thứ rượu nào bạn thích, để uống với
bất cứ món ăn nào bạn có.
mua ruou vang o dau
 
NGUYÊN TẮC 1: QUÂN BÌNH HÓA MÙI VỊ CỦA MÓN ĂN ĐÃ, RỒI SAU
ĐÓ CÓ THỂ UỐNG BẤT CỨ THỨ RƯỢU NÀO MÀ TA THÍCH.
Thoạt nghe thì có vẻ hơi dễ dàng quá, nhưng đúng là như vậy. Bạn khỏi phải băn
khoăn thắc mắc về chuyện nên lựa rượu vang gì để uống cùng với món ăn gì hoặc ngược
lại, nên dọn món ăn gì cho hợp với thứ rượu mà bạn muốn thưởng thức.
Nguyên tắc này khiến cho ý niệm kết hợp rượu vang với món ăn trở thành rất giản dị.
Tất cả chỉ là vấn đề “quân bình hóa” các vị trong món ăn để nó đừng “phá” rượu, và vì thế
rượu không cần phải tùy thuộc món ăn. Ta cứ tha hồ chọn loại nào hợp khẩu vị mình mà
thôi. Vậy làm sao quân bình hóa được mùi vị của món ăn?
Vị giác của ta có thể cảm nhận được 4 vị chính là mặn, chua, ngọt, đắng và thêm 1 vị
thứ năm là “umami” (mà người Nhật dùng để chỉ vị ngọt đậm đà của món ăn, tựa như bột
ngọt). Tất cả mọi đồ ăn đều cho ta một hoặc nhiều vị kể trên hợp lại. Nếu có 1 vị vượt trội
hơn cả thì nó sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của rượu vang.
- Những món ăn với vị ngọt vượt trội (như cá kho tộ) hay lạt,(như đồ biển, sushi,
ngay cả steak chưa nêm) sẽ khiến cho rượu vang có vẻ như chát hơn, cứng hơn, chua gắt
hơn.
- Những món ăn có vị ngọt và chua vượt trội, thí dụ như dưa leo ngâm giấm, hay cà
cha, sẽ khiến cho rượu vang dịu hơn, ngọt nước trái cây hơn, ít đắng chát hơn.
                                                                                                                                (Nguồn: Lê Văn )
                                                                                                                                     (Còn nữa)